Một số vấn đề cơ bản khi tọa lập hóa đơn điện tử bạn cần biết
Khi mới sử dụng loại hình hóa đơn điện tử nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn trong một số vấn đề về thông tin trên hóa đơn, lưu truyền file, yêu cầu chuyển đổi hóa đơn,…
Khi số loại hàng hóa dịch vụ vượt quá số lượng thể hiện trên một mặt giấy thì hóa đơn điện tử sẽ thể hiện như thế nào?
Trong Điều 19 của Thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định: “Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ nếu danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một số hóa đơn, người bán hàng có thể lập thành nhiều hóa đơn hoặc lựa chọn một trong hai hình thức sau: Người bán hàng ghi liên tiếp số hóa đơn. Dòng ghi hàng hóa cuối cùng của số hóa đơn trước ghi cụm từ “tiếp số sau” và dòng ghi hàng hóa đầu số hóa đơn sau ghi cụm từ “tiếp số trước”.
Những ký hiệu viết tắt trên hóa đơn điện tử có gì khác biệt với các hình thức hóa đơn khác?
Đối với hóa đơn điện tử, tiêu thức “Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua” không bị han chế số ký tự như đối với hóa đơn giấy và thích hợp với nội dung Điều 16, mục 2 khoản b Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành nghị định số 1/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010, nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 củ Chính phủ về quy định hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đã quy định.
Hóa đơn điện tử không yêu cầu in ra thì đối với quy định hàng hóa đi đường phải có hóa đơn đỏ thì phải làm thế nào?
Người bán hoàn toàn được phép chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi 1 lần duy nhất.
Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy cần đáp ứng những tiêu chí:
– Đảm bảo tính toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc
– Có ký hiệu riêng xác nhận hóa đơn này được chuyển đổi từ háo đơn điện tử. Có dòng chữ phân biệt với hóa đơn giấy thông thường (Hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử)
– Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy
Doanh nghiệp được miễn chỉ tiêu đóng dấu trên hóa đơn giấy thì có được miễn chỉ tiêu đóng dấu trên hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy hay không?
Khi thực hiện chuyển đổi hóa đơn giấy sang hóa đơn giấy cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc và phải đảm bảo những tiêu chí riêng được quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 12 Thông tư 32/2011/TT-BTC. Trong đó quy định bản hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử phải có chữ ký và dấu của người đại diện theo pháp luật của người bán (doanh nghiệp).
Tuy nhiên với trường hợp này, khi doanh nghiệp được phép miễn đóng dấu lên hóa đơn giấy. Doanh nghiệp có thể làm công văn đến cơ quan Thuế quản lý trực tiếp để được xem xét miễn đóng dấu nếu cơ quan Thuế thấy phù hợp và xét duyệt thì doanh nghiệp được phép miễn dấu trên hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử.
Hóa đơn điện tử có thể lùi ngày xuất hóa đơn được không?
Hành vi lùi ngày xuất hóa đơn điện tử hay hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo Điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính
Hóa đơn giấy hiện đang xuất lùi ngày, chừa hóa đơn…. là thực hiện không đúng theo quy định.
Trên đây là một số vấn đề cơ bản khi tạo lập hóa đơn điện tử.
Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hóa đơn điện tử vui lòng liên hệ sẽ được tư vấn cụ thể.
Thông tin liên hệ: Công Ty Cổ Phần Hóa Đơn Điện Tử VI NA
Địa chỉ: 41A Nguyễn Phi Khanh, Phường Tân Định, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 0925 223 223 – 0923 27 47 47
Email: info@smartvas.vn
Website: http://smartvas.vn/
Họ và tên
Điện thoại
Mã số thuế
Nhân viên hỗ trợ của chúng tôi sẽ liên hệ lại
Trong 1 giờ làm việc